Blogroll

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Bạn cần hiểu biết về Kem chống nắng?

Để chống chọi với cái nắng gay gắt của mùa hè nhiều bạn ra ngay hiệu thuốc mua ngay 1 lọ kem chống nắng để dùng, tuy nhiên trước hàng loạt các loại và thương hiệu kem chống nắng chắc hẳn bạn sẽ phân vân tự hỏi:
Có những loại kem chống nắng gì? những thông số ghi trên nhãn kia là như thế nào? khi có trang điểm thì làm sao thoa kem chống nắng? loại nào là phù hợp nhất cho mình?...
Người bán hàng sẽ tư vấn cho bạn một chút thông tin để bạn lựa chọn 1 sản phẩm. Tuy nhiên khi sử dụng bạn lại thấy không vừa ý và có những băn khoăn mới. Bài viết sau đây sẽ cung cấp tất tần tật những gì các bạn cần biết về kem chống nắng.

1. Kem chống nắng là gì?
Ngoài ô dù, mũ để che nắng từ lâu con người biết dùng nhiều loại kem chống nắng chiết xuất từ thảo dược. Những loại kem đầu tiên làm từ dầu cám gạo, chất sắt, đất sét và nhựa đường.
Kem chống nắng được phát triển mạnh từ thập niên 1910, sản phẩm đầu tiên chiết xuất từ hạt dẻ, có dạng kem, với tên thương mại là Zeozon.
Trong những năm 1940, những người lính trong không quân Hoa Kỳ đã dùng thuốc thú y petrolatum làmkem chống nắng.
Kem chống nắng là sản phẩm có chứa tác nhân bảo vệ da, chống lại ảnh hưởng của các tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời, được thể hiện bằng chỉ số SPF (Sun Protection Factor) hoặc IP (Indice de Protection). Chỉ số này xác định khả năng ngăn chặn tia tử ngoại (còn gọi là tia cực tím hay tia UV).
Kem chống nắng được làm từ hai loại nguyên liệu cơ bản: hạt vô cơ như titan dioxit, kẽm oxit và các chất hữu cơ chiết xuất từ thảo dược hoặc các hợp chất trong nhóm oxybenzone.
Các hạt vô cơ phản xạ tia UV, chất hữu cơ hấp thụ UV và chuyển hóa năng lượng của nó thành nhiệt, giúp chống lại phản ứng hóa học trên da.
Tiến sĩ Shannon Trotter từ Đại học bang Ohio nói rằng sẽ là tối ưu nếu dùng cả hai thành phần. Một thành phần chống lại tác động hóa học và thành phần còn lại chống lại tác động vật lý. Hầu hết các loại kem chống nắng hiện nay đều chứa hai thành phần này.

2. Có bao nhiêu loại tia tử ngoại (tia cực tím, UV)?
Tia tử ngoại (UV) chia làm 3 loại chính: UVA, UVB và UVC. Ở cường độ nhẹ (lúc nắng sớm), tia cực tím có tác dụng tốt với sức khỏe như kích hoạt sản xuất vitamin D hoặc giúp điều trị bệnh vảy nến và một số bệnh ngoài da khác. Ngược lại ở cường độ mạnh thì tia cực tím có nhiều tác hại. 
Nếu bạn nào chưa hình dung tia tử ngoại nguy hiểm như thế nào thì hãy thử để một cái ruột xe cao su (săm xe), một đôi găng tay cao su hoặc một hộp nhựa ngoài nắng, sau một tháng sẽ thấy chúng nhạt màu và có nhiều vết rạn (trừ khi các sản phẩm đó được thêm chất hấp thụ tia UV). Đó chính là do sự phá hoại của tia tử ngoại.
Tia UVC có khả năng gây ung thư cao nhất nhưng bị tầng ô zôn hấp thụ và phản xạ nên không đến được mặt đất. Tuy nhiên hiện tại có nhiều nơi tầng ô zôn bị thủng hoặc bị mỏng thì nguy cơ từ UVC là rất lớn. 99% các loại kem chống nắng không có tác dụng chống UVC.
UVB và UVA gây ảnh hưởng xấu đến làn da với mức độ biểu hiện khác nhau:
Tia UVB tác động vào lớp biểu bì (lớp da ngoài cùng), là tác nhân chính gây cháy nắng, đen da và có thể dẫn đến ung thư da. UVB có cường độ cao nhất từ 10h đến 14h trong ngày, và mạnh nhất vào mùa hè. UVB không xuyên qua được kính nhưng có thể phản xạ qua kính và mặt nước. Nói đến UVB là nói tới cháy nắng và ung thư da.
Tia UVA (chiếm 95% bức xạ tia cực tím): UVA luôn hiện diện bất kể mùa nào trong năm, cho dù trời nắng hay không, vì thế khi trời râm mát thì tia UVA vẫn làm tổn hại đến da (mà các bạn không biết). UVA xuyên được qua kính và nhiều loại vải.
Mặc dù UVA không làm đen da nhưng lại tạo ra các gốc tự do, phá huỷ collagen và elastin (một loại protein tương tự như collagen) gây lão hoá da. UVA có thể gián tiếp gây ung thư và đột biến DNA.
Nói tóm lại, khi nghĩ đến UVA, các bạn hãy nghĩ đến những vết nám, vết nhăn và sự lão hóa da.
Có những loại kem chống nắng gì? khi có trang điểm thì làm sao thoa kem chống nắng?
3. Có bao nhiêu loại kem chống nắng?
Kem chống nắng được chia làm 2 loại: sunblock và sunscreen
Sunblock (chống nắng vật lý): bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB trên cơ chế phản xạ, khuếch tán, giống như một bức tường ngăn tia UV tác động đến da.
Sunblock không chứa những hóa chất mạnh như sunscreen nên là lựa chọn an toàn nhất cho trẻ em và những người có làn da nhạy cảm. Không may là có nhiều loại kem chống nắng ghi là “sunblock” trong khi thực tế chỉ là sunscreen.
Để đảm bảo khi mua sunblock, các bạn hãy xem kỹ trong thành phần có chứa titanium dioxide hoặc zinc oxide không nhé, (hai chất này ít kích ứng da và chống UV rất tốt). Zinc oxide an toàn hơn titanium dioxide.
Với sunblock, các bạn không phải bận tâm nhiều đến việc thoa lại kem vì sunblock bảo vệ rất lâu. Càng ngày, sunblock càng chứng tỏ có nhiều ưu điểm hơn sunscreen. Nhược điểm nhỏ của sunblock là trông thấy rõ khi thoa lên da (sau này có một vài loại sunblock rất tiệp với màu da).
Sunscreen (chống nắng hóa học): hoạt động như màng lọc hóa học, hấp thu rất tốt tia UVB, nhưng thường chỉ lọc được một phần UVA.
Gần đây, một số chất mới được phát minh như octylcrylene và benzophenone đã cải thiện đáng kể khả năng lọc UVA, nhất là chất avobenzone (còn gọi là parsol 1789) có khả năng lọc hoàn toàn UVA. Tuy nhiên, các hóa chất trong sunscreen thường dễ gây kích ứng da, và trong một số nghiên cứu cho thấy một vài trường hợp ung thư vú và ung thư da là do sunscreen.
Ngoài ra khi dùng sunscreen các bạn vẫn phải chịu khó bôi kem lại sau khoảng 2-3 giờ vì thời gian chống nắng của sunscreen khá thấp. Sunscreen có ưu điểm là tiệp với màu da.
Khi chọn sunscreen, hãy xem trong thành phần có chứa một trong các chất octylcrylene, benzophenone hoặc avobenzone không nhé.

4. Các thương hiệu kem chống nắng nào uy tín?
Hiện nay trên thị trường có vô vàn các loại kem chống nắng của rất nhiều thương hiệu mỹ phẩm từ thấp cấp đến cao cấp khác nhau. Kể cả những loại dễ bị làm giả bằng cách pha trộn các thành phần dược phẩm với nhau cho đến những mỹ phẩm cao cấp xách tay…
Tuy nhiên, bạn hãy tiêu dùng thông minh bằng cách sử dụng các sản phẩm có tem nhãn mác và nguồn gốc xuất sứ cũng như có hệ thống bảo hành – showroom chăm sóc khách hàng của các thương hiệu nổi tiếng (trên thế giới thì càng tốt). Ví dụ như thương hiệu Kem chống nắng Eveline (hãng mỹ phẩm nổi tiếng từ Ba Lan), kem chống nắng Skinlovers (thương hiệu nổi tiếng của Hàn Quốc)… Showroom độc quyền của 2 hãng mỹ phẩm thiên nhiên nổi tiếng trên tại Việt Nam tại địa chỉ
- Hà Nội: 12 Quán Sứ, phường Hàng Bông, quận Hai Bà Trưng. Tel: 043 538 1818 - Fax: 043 538 1717
- Tp Hồ Chí Minh: 2/5 Hồng Hà, P.2 , Q. Tân Bình. Tel: 0982988298 - Fax: (08)629.77.222
Các thương hiệu kem chống nắng nào uy tín?
5. Chỉ số SPF là gì?
SPF chỉ khả năng chống UVB. Về cơ bản, SPF càng cao thì da càng được bảo vệ khỏi tia UVB, cũng như thời gian được bảo vệ lâu hơn (mà không phải bôi kem lại). Nhiều bạn hay nhầm lẫn về chỉ số SPF này, thực tế thì con số này không phải để phân cấp chất lượng kem chống nắng tốt hay không tốt mà nó là chỉ số đo thời gian bảo vệ da của từng loại.
Tất cả kem chống nắng đều bảo vệ làn da khỏi UVB.
Đối với UVA, do trước đây người ta cho rằng UVA không gây hại, cho nên nhiều kem chống nắng không có tác dụng chống UVA.
Để biết loại kem chống nắng đó có bảo vệ da khỏi tia UVA hay không thì các bạn cần chú ý một trong bốn dấu hiệu sau:
- Trên nhãn có chữ UVA trong một vòng tròn: sản phẩm đã được kiểm chứng, có ít nhất 3 ngôi sao (do EU quy định), 4-5 sao thì hiệu quả càng cao.
- Hoặc biểu hiện bằng chỉ số PA (protection factor of UVA - khả năng lọc tia UVA). Dấu + phía sau chữ PA là thước đo thời gian hiệu quả chống nắng. PA+ tức là làn da của các bạn sẽ được bảo vệ trong khoảng 4h, PA++ trong 8h và PA+++ là loại kem chống nắng cực mạnh, có thể bảo vệ các bạn 12h.
- Hoặc sản phẩm có ghi 2 chỉ số, ví dụ: SPF 60-12, nghĩa là đó là khả năng bảo vệ chống tia UVA-UVB, hoặc ghi rõ thành SPF 20A 20B, hoặc UVA/UVB, hoặc SPF 60 A=B.
- Hoặc sản phẩm có ghi chữ “broad spectrum” hoặc "full spectrum" (phổ rộng): hạn chế được cả UVA và UVB.
Nếu một sản phẩm dù ghi UVA nhưng không có bất kì biểu tượng nào như trên thì chưa chắc có tác dụng chống UVA, các bạn cẩn thận nhé.
Chỉ số SPF là gì?
6. Chọn kem chống nắng nào an toàn cho trẻ?
Một nửa trong số những ông bố bà mẹ mua kem chống nắng chuyên dụng dành cho trẻ em vì nghĩ rằng nó an toàn hơn, nhưng sự thật có phải vậy?
Cho dù đang ở hồ bơi hoặc một bữa tiệc ngoài trời, trẻ em đều cần phải dùng kem chống nắng, nhưng  không nhất thiết cần phải sử dụng kem chống nắng chuyên dụng cho trẻ em. Nhiều người cho rằng kem chống nắng dán nhãn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là một công thức đặc biệt, là "an toàn" hơn kem chống nắngkhác.
Thực tế là Cục Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ FDA không phân biệt giữa kem chống nắng cho trẻ em và các loại kem chống nắng khác, cũng không có kem chống nắng đặc biệt đủ tiêu chuẩn an toàn cao hơn cho trẻ em. 
So sánh thành phần trên nhãn của một loại kem chống nắng cho trẻ em và một loại cho người lớn từ cùng một thương hiệu, bạn sẽ thấy rằng cả hai loại có chứa các thành phần hoạt động trong cùng một nồng độ tương tự.
Trong tất cả các loại kem chống nắng, nhà sản xuất sử dụng kết hợp các nguyên liệu là những hóa chất bảo vệ chống lại tia cực tím của mặt trời (UV). Những bộ lọc UV có hai loại: hóa chất (như aveobenzone, homosalate, Octisalate) và khoáng chất (titanium dioxide và oxit kẽm). Chúng được kết hợp khác nhau trong những công thức đặc biệt ở tùy từng loại kem.
Khi nói đến thành phần hoạt động, trong một sản phẩm dành riêng cho trẻ em, hương thơm của kem chống nắng có thể có mùi vị đa dạng hoặc có thể không chứa các hóa chất gây tổn thương bề mặt da. Nhưng có những trường hợp các thành phần trong công thức ở người lớn và trẻ em là hoàn toàn giống nhau hoặc thậm chí kem chống nắng dành cho trẻ em sử dụng kém hiệu quả. Do đó, bạn chỉ nên tìm mua kem chống nắng cho làn da nhạy cảm để sử dụng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và cả người lớn chứ không cần tốn công tìm kiếm những loại kem chống nắng chuyên biệt gây bất tiện và tốn kém. 
Vậy còn lựa chọn bình xịt chống nắng cho trẻ em? Khoảng một nửa số người mua đồ chống nắng cho trẻ em-người lớn chọn bình xịt vì họ cảm thấy dùng nó sẽ dễ dàng hơn bôi kem. Tuy nhiên, rất khó để đánh giá bao nhiêu chất chống nắng thực sự được tiếp nhận vào làn da của bạn khi bạn sử dụng một bình xịt, và các yếu tố như mô hình phun hoặc gió bên ngoài có thể làm chất chống nắng tan biến nhanh chóng.
Ngoài ra, bình xịt chống nắng còn gây nguy cơ kích thích phổi nếu bạn hít phải. Vì những lí do an toàn đó, tạp chí tiêu dùng Mỹ Consumer Reports khuyên bạn không nên sử dụng bình xịt chống nắng cho trẻ em. 
Điều quan trọng hơn cả là phải nhớ rằng kem chống nắng chỉ là một phần của việc bảo vệ làn da khỏe mạnh cho cả trẻ em và người lớn. Bạn cũng cần phải che chắn, đội mũ, và trú ẩn dưới một chiếc ô bãi biển hoặc một cây bóng mát trong những ngày hè. Kem chống nắngsuy cho cùng chỉ là một biện pháp bảo vệ, chứ nó không phải là một loại thuốc đặc trị. 

Đọc thêm:

Theo Eveline.vn

Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Cách trang điểm giúp che quầng thâm mắt

Quầng thâm mắt là hậu quả của việc thức khuya và chế độ làm việc căng thẳng. Nó khiến chúng ta như già đi vài tuổi và trông vô cùng thiếu sức sống. Nếu một sáng thức dậy, bất đắc dĩ phải đón nhận những vị khách không mời này, Học viện trang điểm DMA mách bạn cách trang điểm theo đúng 4 bước dưới đây. Quầng thâm sẽ được che giấu hoàn toàn.

Bước 1: Dùng kem che khuyết điểm
Sản phẩm trang điểm che khuyết điểm sinh ra để dùng trong những trường hợp này. Bạn cần một chiếc cọ chuyên dụng hoặc dùng chính ngón áp út để thoa đều kem lên vùng quầng thâm. Một mẹo nhỏ cho bạn là hãy bắt đầu từ khóe mắt tán dần về phía đuôi trong phạm vi một hình tam giác. Bạn nên chọn kem che khuyết điểm sáng hơn màu da thật 2 tông. Để chọn gam màu phù hợp, nên thử kem lên vùng da ngay dưới mắt để có so sánh chính xác nhất.

Bước 2: Phủ phấn mắt nhạt màu
Dù đã dùng kem che khuyết điểm, vùng da quanh mắt có thể vẫn chưa hết cảm giác mệt mỏi. Chính vì vậy, đừng bao giờ quên phủ lên trên 1-2 lớp phấn mắt sáng màu. Chú ý tán thật mỏng để tránh trường hợp đôi mắt dày phấn càng trở nên già nua và giả tạo hơn.

Dùng phấn phủ mắt màu nhạt
Bước 3: Dùng thêm phấn tạo sáng
Chấm phấn tạo sáng (highlight) lên vùng da vừa được phủ kem che khuyết điểm, dùng ngón tay tán đều phấn một cách nhẹ nhàng ra xung quanh mắt. Tất nhiên, nên dùng phấn sáng hơn màu da một tông để chắc chắn rằng chúng sẽ “phát sáng”.

Cách dùng phấn highlight
Bước 4: Phủ phấn trong suốt
Phấn phủ trong suốt không có tác dụng tạo nền, nhiệm vụ của nó là cố định những lớp màu bên dưới bằng lớp bột trong như không hề tồn tại. Đây luôn là bước cuối cùng của mọi cách trang điểm. Bạn hãy đặt cọ trang điểm nằm trên da, lăn nhẹ lớp phấn lên vùng bị thâm quầng. Không nên phủi phấn quá mạnh, sẽ làm nhòe lớp trang điểm. Lớp phấn này sẽ giúp kem che khuyết điểm giữ được màu lâu hơn.

Phủ phấn trong suốt
Và như cách trang điểm này, không ai biết rằng đêm qua bạn chỉ được ngủ vẻn vẹn 3 tiếng

Đọc thêm:

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

7 nguyên tắc sử dụng kem chống nắng hiệu quả nhất

Chọn kem chống nắng vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc da và chống lão hóa da. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết nguyên tắc sử dụng kem chống nắng hiệu quả nhất.
Dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích dành cho các quý cô trong việc sử dụng kem chống nắng một cách hiệu quả nhé!
1. Đừng tiết kiệm kem chống nắng
Theo giáo sư Janice Stumpf, chuyên khoa da liễu trường đại học Y tế và dược phẩm Michigan (Mỹ) thì bạn nên dùng khoảng 14g trong một lần sử dụng cho toàn thân và 28g khi đi biển. Nếu sử dụng ít hơn lượng đó bạn không tạo ra được lớp bảo vệ da đủ dày để chống nắng. Khi sử dụng kem chống nắng hàng ngày, bạn nên lựa chọn kem chống nắng có chỉ số SPF 30 là hợp lý.
2. Hiểu kĩ về sản phẩm kem chống nắng
Trước khi mua kem chống nắng, bạn nên tìm hiểu kỹ loại cần mua, đọc kỹ các nhãn mác được gắn trên sản phẩm. Bạn cần tìm được trên nhãn sản phẩm thông tin cho biết loại sản phẩm đó không gây nổi mụn (non-comedogenic), không chứa dầu (oil-free) và lựa chọn các loại kem chống nắng có ghi trên bao bì dòng chữ “broad spectrum” (nghĩa là quang phổ rộng) để bảo vệ bạn chống lại cả tia UVA (gây ung thư) và tia UVB (gây cho làn da bị cháy nắng).
3. Sử dụng đúng trình tự
Việc sử dụng đúng thứ tự từng sản phẩm cũng rất quan trọng bởi nếu không sử dụng đúng thứ tự, kem chống nắng sẽ không phát huy được hết tác dụng mà còn gây bắt nắng hơn. Ví dụ: nếu làn da của bạn thuộc da khô, bạn nên bôi một lớp kem chống nắng trước khi sử dụng kem dưỡng ẩm cho cơ thể. Tốt nhất bạn nên bôi kem chống nắng trước khi bôi các sản phẩm khác để kem chống nắng thẩm thấu vào da và có được hiệu quả chống nắng một cách cao nhất.
4. Bôi toàn thân
Bạn không nên bỏ qua một centimet da nào trên cơ thể mà chưa được bôi kem chống nắng. Bạn có thể gặp khó khăn khi bôi kem chống nắng ở vùng lưng, vậy thì chúng tôi khuyên bạn nên dùng kem chống nắng dạng xịt và cũng đừng ngần ngại khi nhờ một người bạn thoa giúp kem chống nắng.
5. Thời gian bôi kem chống nắng
Hãy là những quý cô thông thái khi sử dụng kem chống nắng, bạn nên định sẵn trong đầu kế hoạch sử dụng. Nên bôi kem chống nắng 20-30 phút trước khi đi ra ngoài để kem có đủ thời gian hấp thụ vào các lớp ngoài của da, giúp mang lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng.
6. Thoa lại thường xuyên 
Dù được quảng cáo là loại kem chống nắng chống thấm nước nhưng bạn vẫn nên bôi lại kem chống nắng 2 tiếng/lần khi đi bơi hay tham gia các hoạt động thể thao. Ở những lần bôi lại, bạn chỉ cần bôi một lớp mỏng, không cần phải bôi dày như lớp kem ban đầu.
7. Các biện pháp hỗ trợ 
Ngoài việc dùng kem chống nắng, bạn nên sử dụng các phương pháp bảo vệ đơn giản nhưng rất hiệu quả, đó là đội mũ, mặc quần áo dài, che mặt khi đi ra ngoài trời nắng gắt, đặc biệt là hạn chế đi vào khoảng thời gian giữa trưa nắng gay gắt.
Đọc thêm: