Blogroll

Hiển thị các bài đăng có nhãn Murano. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Murano. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

Nissan Kicks sản xuất đại trà đối trọi với Mazda CX3

Nissan Kicks sẽ được sản xuất đại trà và bán ra thị trường như một mẫu crossover cỡ nhỏ toàn cầu mới để đối trọi với Mazda CX3

Ngày 4/1/2016, ông Carlos Ghosn, người đứng đầu hãng Nissan, đã tuyên bố sẽ giới thiệu phiên bản sản xuất của mẫu xe Kicks ra thị trường trong thời gian tới. Trước đó, Nissan Kicks đã từng xuất hiện tại triển lãm ô tô Sao Paulo 2014 dưới dạng xe concept. Khi lên dây chuyền sản xuất thương mại, tân binh nhà Nissan sẽ giữ nguyên tên gọi như phiên bản concept.
 Nissan Kicks Concept
Nissan Kicks Concept
Là thành quả hợp tác giữa chi nhánh Nissan Design America (NDA) đặt trụ sở tại San Diego, Mỹ, và cô Nissan Design America – Rio (NDA-R), Kicks mang kiểu dáng crossover cỡ nhỏ. Theo kế hoạch, xe sẽ được sản xuất tại khu công nghiệp liên hiệp Resende của Nissan ở Rio de Janeiro, Brazil. Sau đó, Nissan Kicks sẽ được bán rộng rãi trên toàn thế giới. Hãng Nissan khẳng định “đang tiến hành nghiên cứu ở các khu vực khác” mà không đưa ra chi tiết.
Nissan đã tạo ra mẫu crossover đầu tiên vào năm 2003 với tên gọi Murano. Kể từ đó tới nay, chúng tôi đã dần dẫn đầu phân khúc crossover toàn cầu với những mẫu xe như Juke, Qashqai và X-Trail nhờ những thành công đáng nể. Kicks sẽ mang kinh nghiệm của chúng tôi trong phân đến với nhiều vùng miền khác nữa”, ông Ghosn phát biểu.
 
Ở dạng concept, Nissan Kicks sở hữu các số đo cơ bản là chiều dài tổng thể 4.300 mm, rộng 1.800 mm, cao 1.600 mm và chiều dài cơ sở 2.620 mm. So với Juke, Nissan Kicks dài hơn tổng cộng 175 mm trong khi chiều dài cơ sở nhỉnh hơn 90 mm. Chiều ngang và chiều cao của Nissan Kicks tương đương với một mẫu xe subcompact.
Khi có mặt trên thị trường, Nissan Kicks hứa hẹn trở thành đối thủ đáng gờm mới của Honda HR-V và Mazda CX-3.

Mời Quý khách tham khảo thêm:

Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Quá trình 65 năm phát triển dòng xe 2 cầu của Nissan

Trải qua chặng đường phát triển đầy chông gai, ngày nay Nissan đã có một di sản danh tiếng trong lĩnh vực xe dẫn động 2 cầu (4×4).

Qua nhiều năm nghiên cứu, Nissan đã phát minh ra những bí quyết kỹ thuật và công nghệ đẳng cấp hàng đầu thế giới, giúp thương hiệu này phát triển từ những mẫu xe đầu tiên mang phong cách như xe Jeep của những năm 1950 đến những mẫu xe mạnh mẽ táo bạo như ngày nay.
Hãy cùng nhìn lại di sản danh tiếng của Nissan trong dòng xe thể thao đa dụng (SUV) và khám phá lịch sử những đại diện tiêu biểu của dòng xe này như Patrol, Murano, Pathfinder, Qashqai, X-trail và Juke qua những thông tin dưới đây.

Khởi đầu của sự phát triển

Từ 1951, tại Nhật Bản, Nissan đã phát triển hệ thống dẫn động 2 cầu với nguyên mẫu 4W60 và cho ra đời mẫu xe huyền thoại đầu tiên Patrol. Lấy cảm hứng từ các tính năng chuyên dụng của dòng xe quân sự, Nissan tạo ra một mẫu xe 2 cầu có kiểu dáng tương tự như chiếc Willys Jeep kiểu Mỹ, nhưng vượt trội hơn về công suất và sức mạnh. Ban đầu, nguyên mẫu 4W61 có các thanh nằm ngang thay vì lưới tản nhiệt, kính chắn gió tách đôi và hai ghế của hàng ghế phía trước đều có cùng kích thước.
Chỉ bốn năm sau, phiên bản Patrol mới và được nâng cấp đã ra đời – mẫu 4W61, được trang bị động cơ mới. Cấu trúc cơ bản của phiên bản này cũng tương tự với phiên bản 4W60 nhưng có thêm các chi tiết chrome vốn chỉ được cung cấp trong một thời gian ngắn trong năm 1951, đã mở ra những khả năng hoàn toàn mới.
Trước tiên, mẫu 4W61 được trang bị với năm thanh nằm ngang tương tự như lưới tản nhiệt, trong đó thanh thứ hai và thứ tư được mạ chrome, nắp ca-pô được thiết kế nâng cao hơn nhiều, kính chắn gió liền khối và không gian của người lái thu hẹp hơn.
Nissan Patrol 4W61
Nissan Patrol 4W61

Cảm hứng đương đại

Phiên bản tiếp theo trong dòng sản phẩm này là mẫu 4W65 Patrol, được ra mắt vào năm 1959. Thanh bảo vệ ba đờ sốc lượn tròn, thiết kế nắp ca-pô phía trước phẳng và năm thanh ngang được mạ crôm giúp cho phiên bản Patrol mới nhất có được hình dáng hiện đại hơn.
Sang đến những năm 60 thì mẫu xe Patrol tiếp tục được cải tiến với sự biến đổi thoát khỏi phong cách Jeep, thay vào đó là sự xuất hiện của một vẻ ngoài cá tính. Thanh bảo vệ ba đờ sốc được gắn hẳn vào thân xe, đồng thời thiết kế phía trước rộng, phía sau hẹp giúp mang lại cho Patrol một hình ảnh mạnh mẽ và bề thế.

Khái niệm mới mẻ

Hệ thống dẫn động 2 cầu tiếp tục được Nissan phát triển thông qua việc giới thiệu một phiên bản bán tải vào năm 1968, nhưng phải đến năm 1980, Nissan mới cho ra đời một khái niệm thực sự mới mẻ bằng sự xuất hiện của Terrano. Với thiết kế ngăn hành lý rộng, tăng thêm không gian trong cabin cho hành khách, kết hợp với ngoại thất hiện đại và phong cách, Terrano có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với dòng xe SUV.
Đến năm 1988, xu hướng hiện đại hóa khiến Nissan tiếp tục cải tiến phiên bản Patrol GR với khóa trung tâm, cửa sổ điện, đèn pha, cần gạt và điều hòa không khí riêng biệt cho chỗ ngồi phía trước và phía sau. Khả năng off-road của xe cũng được nâng cao với giải số truyền thấp (low-range gear) và hệ thống dẫn động 2 cầu toàn thời gian.
Mười năm sau, vào năm 1998, Nissan tập trung phát triển các tính năng đảm bảo an toàn trên Patrol đời 98, với hệ thống chống bó cứng phanh, túi khí, trục cân bằng trước và sau – đây là những tính năng an toàn mà tất cả các lái xe thời kỳ hiện đại đều thừa nhận.
Nissan Patrol
Nissan Patrol

Những đại diện khác

Ngày nay, các mẫu xe sử dụng hệ dẫn động 2 cầu nằm trong di sản SUV của Nissan vẫn giữ được bản chất của một chiếc xe chuyên dụng truyền thống giống như khởi nguồn của nó nhưng tiếp tục được tinh chỉnh và cải thiện khả năng chinh phục các địa hình với các đại diện tiêu biểu như Murano, X-Trail, Pathfinder, Rogue, Qashqai, NP300 Navara  Juke.
Cải tiến mới nhất trong dòng xe này của Nissan là chế độ dẫn động toàn thời gian thông minh (ALL MODE 4x4i®) với hệ thống 2 cầu điều khiển điện tử với khả năng dự đoán sự trượt bánh và ngay lập tức phân bổ lực lái ra trục trước và sau.
Thông thường đối với loại xe dẫn động cầu trước, tại chế độ AUTO trục sau kích hoạt khi các bánh trước bắt đầu trượt, công suất được phân bổ một cách biến thiên từ trước ra sau. Tại chế độ AUTO, hệ thống hoạt động như một hệ thống 2 cầu toàn thời gian tự động.
Tại chế độ 1 cầu (2WD), bộ ly hợp được mở khóa thường xuyên. Tuy nhiên, ngay cả tại chế độ 1 cầu, các bánh sau đôi khi vẫn có thể bị kích hoạt bởi bộ điều khiển điện tử, đơn cử như trong trường hợp thốc ga mạnh.
Tại chế độ khóa (LOCK), bộ ly hợp bị khóa hoàn toàn – công suất được phân bổ 50:50. Nếu tốc độ của xe tăng lên, chiếc xe sẽ tự động đi với chế độ AUTO, nếu tốc độ giảm, nó sẽ quay trở về chế độ khóa. Khi dầu của bộ ly hợp trở nên quá nóng, chiếc xe sẽ tự động chuyển về chế độ 1 cầu.
Ngày nay, quá trình phát triển của di sản SUV của Nissan vẫn không ngừng được tiếp nối với những cải tiến không ngừng nghỉ đóng góp vào sự phát triển chung của ngành công nghiệp ô tô thế giới và những đại diện tiêu biểu nhất cả dòng xe này là Murano, Pathfinder, Qashqai, X-trail và Juke.

Mời quý khách tham khảo thêm:

Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Ghế Zero Gravity của Nissan có ấn tượng hữu ích như quảng cáo?

Ghế Zero Gravity đang được Nissan áp dụng cho Altima (Teana ở Việt Nam), Murano và Rogue (hay còn có tên gọi X-Trail).

Nếu cách nghĩ thông thường của nhiều người, ghế Zero Gravity  Nissan đang trang bị và tích cực quảng bá trên một số mẫu xe của mình đúng chỉ là một mánh khóe tiếp thị, bởi rằng người ngồi sẽ không thể nào đạt được cảm giác lơ lửng “không trọng lực” khi đang lái xe theo đúng như tên gọi của loại công nghệ này. Tuy nhiên, bỏ qua cái tên mỹ miều, “rất may” Zero Gravity thực sự là thành quả mới nhất của Nissan trong việc giảm thiểu tình trạng nhức mỏi khi ngồi trong xe hơi quá lâu – với những ích lợi hiển hiện.
Nói một cách không ngoa, Nissan là một trong số ít các hãng xe, nếu không muốn nói là duy nhất, đã dành hẳn một công trình nghiên cứu khoa học dựa trên dữ liệu của NASA để khắc phục một trong những điểm “đáng sợ” nhất với mỗi người cầm lái: kiểu dáng ghế ngồi.
TEANA-interior-comfort-5
Thay vì thêm thật nhiều hướng chỉnh điện cho ghế như nhiều hãng khác, Nissan lại chọn cách thiết kế lại toàn bộ khung, hình dáng, chất liệu, v.v.
Cảm giác thoải mái ban đầu khi ngồi vào ghế xe hơi (hay bất cứ đâu) dễ khiến cho con người lầm tưởng rằng mình đang nghỉ ngơi, song thực chất không phải là như vậy. Thông qua các chương trình nghiên cứu dành cho những dự án trong không gian, các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra rằng trong môi trường không trọng lực, cơ thể con người có xu hướng tạo nên một tư thế tự nhiên nhất định. Đây được coi là tư thế thoải mái nhất cho con người bởi nó được định hình khi chúng ta thả lỏng toàn bộ cơ bắp và ít chịu sự tác động của môi trường ngoại cảnh nhất.
Tuy nhiên, ghế ngồi thông thường trên xe hơi lại khiến chúng ta đánh mất đi tư thế này. Thay vào đó, người lái phải ngồi với một tư thế mất tự nhiên và cố định. Mặc dù có cảm giác thoải mái ban đầu nhưng thực chất các cơ bắp trong cơ thể đang phải “gồng” lên để duy trì tư thế đó, ngăn không cho chúng ta quay trở về tư thế tự nhiên. Chính áp lực dồn lên các cơ bắp như vậy, cộng với áp lực do thành ghế tác động lên cơ thể là tác nhân gây ra sự mệt mỏi và đau nhức khi ngồi trong xe hơi sau một thời gian dài.
Những dữ liệu mà Nissan thu thập từ NASA cũng được cơ quan này dùng để chế tạo ghế cho các phi hành gia tàu con thoi.
Sử dụng những thông tin được thu thập trên bởi NASA, Nissan đã hợp tác với Phòng thí nghiệm Yamazaki ở trường Đại học Keio để chế tạo nên ghế Zero Gravity. Bí quyết chính để Zero Gravity có thể hoàn thành nhiệm vụ giảm sự mệt mỏi khi ngồi lâu, nằm ở việc nó giúp đưa người ngồi vào một tư thế gần sát với tư thế tự nhiên nhất.
Cụ thể hơn, Jason Harsant – giám đốc mảng chế tạo ghế của Trung tâm Kỹ thuật Nissan Bắc Mỹ – cho biết việc thiết kế ghế để mô phỏng lại tư thế con người trong trạng thái không trọng lực nhằm giúp giảm sự hoạt động của cơ bắp ở các vùng lưng, khung chậu và vùng thân trên. Cấu trúc và hình dáng của lưng ghế, cụ thể ở các vùng thắt lưng, lưng giữa và vai ghế sẽ giúp đưa cột sống của người ngồi về gần với tư thế tự nhiên nhất có thể. Thậm chí, ngay cả độ méo của mút ghế khi có người ngồi cũng được đưa vào tính toán của Nissan.
Giảm thiểu áp lực gây cho xương, cơ và khớp xuống mức thấp nhất là mục tiêu của ghế Zero Gravity.
Hơn thế nữa, các kỹ sư chế tạo ghế của Nissan cũng sử dụng một bộ mô phỏng để đo tư thế tự nhiên và áp lực mà người ngồi phải chịu tại 14 vị trí khác nhau, từ phần khung chậu cho tới lưng trên. Từ đó, hãng xe Nhật Bản đã lựa chọn ra chất liệu đệm mút, vật liệu bọc ghế và hình dáng ghế có thể hấp thụ áp lực tốt nhất tại những điểm phải “gồng gánh” nhiều nhất, từ đó giảm thiểu sự mệt mỏi gây ra cho những vị trí này.
Ngoài ra, thay vì dồn hết lên một vài điểm cố định trên cơ thể, giờ đây những áp lực này còn được phân bổ đều hơn trước khi hấp thụ thẳng xuống ghế. Chưa hết, thiết kế của Zero Gravity còn giúp dòng máu trong người được lưu thông dễ dàng hơn. Cộng thêm với tính năng chỉnh điện 6 hướng cho người lái và 4 hướng cho ghế phụ, Zero Gravity sẽ “giữ” người ngồi ở trong tư thế tự nhiên lý tưởng này.
Với những tay lái giàu kinh nghiệm, bất cứ ai cũng có thể nhận ra rằng những lợi ích như trên thực sự là vô giá!
TEANA-interior-safety-3