Blogroll

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2018

Những sai lầm phổ biến khi giặt đồ cho bé 90% bà mẹ nên sửa ngay

Đây là 4 sai lầm chính khi giặt quần áo của trẻ mà 90% các bà mẹ đều mắc phải, và những mẹo giặt quần áo cho bé nhanh khô trong những ngày mưa ẩm ướt, mẹ cần đặc biệt chú ý

1. Giặt chung quần áo người lớn

Quần áo của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh nên được giặt riêng biệt bởi người lớn thường xuyên vận động tiếp xúc với môi trường khác nhau nên vi khuẩn dễ bám vào quần áo. Nếu giặt chung, vi khuẩn sẽ lây lan sang đồ của bé. Với làn da mỏng manh, trẻ có thể mắc các bệnh về da như dị ứng, mẩn ngứa, nổi mụn...

2. Sử dụng bột giặt không phù hợp

Công thức tẩy rửa trong bột giặt dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể giúp trẻ chăm sóc da nhiều hơn và có khả năng chống dị ứng da nhất định. Mẹ nên chọn đúng loại bột giặt để quần áo con luôn thơm mát và an toàn.

3. Quần áo mới mua không giặt ngay

Quần áo mới được bán trên thị trường thường chứa hóa chất như formaldehyde không có lợi cho làn da và sức khỏe của trẻ. Nếu mua quần áo mới mà mẹ không giặt lại cho bé mặc luôn chất này có thể tác động tới hệ hô hấp của bé. Nồng độ formaldehyde khiến trẻ mắc các bệnh phổ biến như ho khan, kích ứng họng, buồn nôn thậm chí dẫn đến phát ban nhẹ, ngứa ngáy.

4. Để quần áo ẩm ướt lâu ngày

Ánh sáng mặt trời là một chất khử trùng tự nhiên, không có tác dụng phụ giúp quần áo trẻ mau khô tránh vi khuẩn trú ngụ. Mẹ nên tranh thủ những ngày nắng phơi quần áo của con thật khô. Trong trường hợp ngày mưa dai dẳng hãy cố gắng phơi ở những nơi đón gió hoặc sấy khô đồ của bé, tránh để ẩm ướt lâu ngày.

Những mẹo giặt quần áo cho bé nhanh khô trong những ngày mưa ẩm ướt, mẹ cần đặc biệt chú ý:

Trước khi giặt Vào những ngày mưa nhiều, điều kiện thời tiết ẩm ướt do bẩn càng khiến cho vi khuẩn nảy nở và phát triển nhanh hơn, đây cũng là nguyên nhân gây nên mùi khó chịu cho quần áo. Vì vậy, trước khi giặt quần áo, mẹ luôn phải nhớ vệ sinh và lau rửa máy giặt sạch sẽ, tránh để tích tụ vi khuẩn. Quần áo bẩn của trẻ cũng không nên để chất đống mà thay vào đó nên được giặt càng sớm càng tốt, kể cả trời nắng hay mưa.
Những sai lầm phổ biến khi giặt đồ cho bé 90% bà mẹ nên sửa ngay
Không giặt chung đồ người lớn Mẹ nên phân loại quần áo của người lớn và trẻ nhỏ riêng bởi những hoạt động hàng ngày khiến quần áo người lớn bám bụi bẩn nhiều hơn, dễ lây lan sang đồ của trẻ. Thậm chí nhiều trang phục màu mè, phong cách còn được nhuộm màu dễ gây độc hại, trẻ mặc quần áo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến da, và sức khỏe. Dùng nước xả vải Mẹ cần xả sạch chất giặt tẩy trên quần áo, vừa tránh bé trai, bé gái nhà mình bị dị ứng khi mặc quần áo cho bé trai, thời trang cho bé gái vừa giúp quần áo nhanh khô hơn, lại giúp chúng bền hơn và không bốc mùi quần áo cũ khó chịu.
Một số lưu ý khi phơi quần áo ngày mưa Tận dụng khoảng trống trong khuôn viên nhà và điều kiện thoáng mát hãy tranh thủ bất kỳ lúc nào trời có nhiều gió hoặc hửng nắng đem quần áo ra phơi ngay. Nếu không, hãy luôn đảm bảo rằng chỗ mẹ phơi quần áo phải có đủ không gian, thoáng đãng, không ẩm ướt hay có mùi hôi hoặc mùi thức ăn. Phơi ngược quần áo và phơi bằng kẹp Quần áo trẻ được làm bằng loại vải mềm, thoáng mát nên rất dễ thoát nước.
Để cho nhanh khô, tiết kiệm thời gian trong ngày mưa gió mẹ có thể phơi ngược và cố định bằng kẹp. Cách làm này sẽ giúp quần được nhanh khô hơn rất nhiều. Không phơi sát nhau Khi phơi quần áo mẹ lưu ý không nên phơi quá sát nhau, tránh trường hợp quần áo đè lên nhau và càng lâu khô.
Quần áo được phơi cũng nên được trải rộng rồi vắt lên dây phơi, khi đó quần áo sẽ khô nhanh hơn nhiều. Phơi quần áo trong nhà Nên phơi quần áo ở gần cửa sổ hoặc có thể dùng đinh để nối hai đầu sợi dây thép lại với nhau và phơi trong nhà. Tránh gần nhà bếp hoặc nhà vệ sinh, nên phơi gần cửa sổ hoặc có thể dùng đinh để nối hai đầu sợi dây thép lại với nhau và phơi trong nhà.
Mộc Miên/ Theo Sohu

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

5 mẹo tiết kiệm điện tối đa khi sử dụng điều hòa

Với một căn phòng khép kín và dùng lớp cách nhiệt giúp khí mát không bị phát tán, gia đình bạn cần phải lưu ý sử dụng điều hòa đúng cách và áp dụng chế độ máy hợp lý mới có thể giúp tiến kiệm điện năng.

Dùng chế độ Dry thay vì Cool

Những mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng điều hòa - Ảnh 1.

Sử dụng điều hòa đúng cách sẽ giúp tiết kiệm nhiều điện năng.

Chế độ Cool sẽ đẩy nhiệt nóng qua cục nóng ra ngoài môi trường để làm hạ nhiệt độ trong phòng nên sẽ tiêu tốn khá nhiều điện năng.

Ngược lại, chế độ Dry chỉ hút ẩm khỏi phòng, trả lại không khí khô ráo nên dùng ít điện hơn. Nhưng khi nhiệt độ ngoài trời cao, chế độ Cool lại tiết kiệm điện hơn do thời gian làm mát nhanh, khi phòng đủ mát thì máy tự ngắt điện.

Do đó, việc vận dụng linh hoạt các chế độ khác cũng mang lại hiệu quả khi sử dụng điều hòa trong gia đình.

Ví dụ, khi ngủ người sử dụng có thể sử dụng thêm tính năng tự động giảm bớt lượng khí thổi ra từ điều hòa, tính năng này có trong một số mẫu điều hòa mới mà các hãng đã áp dụng như LG giúp cơ thể dễ chịu hơn trong khi ngủ và cũng tiết kiệm điện hơn.

Không để nhiệt độ quá thấp

Nhiệt độ phòng thấp hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường không chỉ gây lãng phí điện năng mà còn tiềm ẩn nguy cơ đối với sức khỏe người dùng.

Theo nghiên cứu, nhiệt độ trong phòng có sử dụng điều hòa càng ít chênh lệch so với môi trường thì máy càng tiêu thụ ít điện năng.

Các chuyên gia cho rằng với nhu cầu làm mát thông thường, điều hòa chỉ nên đặt thấp nhất là 25 độ C để tối ưu hiệu quả sử dụng điện, đồng thời giúp người dùng tránh các mối nguy sức khỏe khi đột ngột di chuyển giữa các vùng nóng – lạnh (ngoài – trong phòng).

cach su dung dieu hoa

Kết hợp quạt với điều hòa

Ý tưởng này có thể vấp phải sự phản đối vì phải tốn thêm điện năng để chạy quạt. Nhưng trên thực tế, năng lượng để vận hành quạt thấp hơn mức dùng để chạy nhiệt độ thấp của điều hòa.

Quạt đồng thời thổi gió tới mọi góc phòng, giúp lưu thông không khí mang hơi lạnh và giúp người dùng cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên nếu mái nhà hứng nóng thì không nên dùng quạt trần hoặc tường hứng nắng thì không dùng quạt treo tường.

Bảo dưỡng định kỳ

Điều hòa hoạt động thời gian dài sẽ bị bẩn màng chắn, bộ lọc không khí, cản trở luồng gió làm mát cho phòng.

Nếu không lau chùi thường xuyên, máy sẽ phải hoạt động tăng công suất trong khi hiệu quả không cao, gây hao tổn điện năng.

Ngoài ra, những vấn đề về khí gas (dùng để làm lạnh) hay các lỗi nhỏ ở những chi tiết cấu thành nên bộ máy dù không trực tiếp gây hỏng hóc nhưng cũng làm giảm khả năng hoạt động của máy.

Người dùng được khuyến cáo nên bảo dưỡng máy định kỳ 6 tháng/lần và vệ sinh hàng tháng đối với bộ lọc, màng chắn.

Sử dụng điều hòa có máy nén biến tần (Inverter)

 

Công nghệ máy nén Dual Inverter trên điều hòa giúp tiết kiệm đến 70% điện năng

Máy nén biến tần (Inverter) là công nghệ tiên tiến giúp điều hòa điều chỉnh hiệu quả làm lạnh tốt mà vẫn tiết kiệm điện năng. So với các mẫu không có Inverter, sản phẩm sử dụng công nghệ này có thể tiết kiệm điện hơn từ 40% - 70% tùy điều kiện hoạt động và nhiệt độ chênh lệch giữa phòng và bên ngoài.